Trà Long Tỉnh

Dịch thuật: Trà Tây Hồ Long Tỉnh

huỳnh chương hưng 21:15  Nghiên Cứu – Dịch Thuật

TRÀ TÂY HỒ LONG TỈNH

 

Trà Tây Hồ Long Tỉnh 西湖龙井 được xếp vào một trong “thập đại danh trà” (1) của Trung Quốc, đã có lịch sử hơn 1200 năm, đời Minh liệt vào thượng phẩm, đời Thuận Trị 顺治 nhà Thanh trở thành cống phẩm. Khi vua Càn Long 乾隆 đến du lãm Hàng Châu 杭州 đã khen ngợi trà Long Tỉnh, đồng thời phong 18 gốc trà trước miếu Hồ Công 胡公 dưới chân núi Sư Phong 狮峰 là “ngự trà” 御茶.

Trà Long Tỉnh thuộc loại lục trà 绿茶 trứ danh ở Trung Quốc, được sản xuất tại vùng Hàng Châu 杭州 tỉnh Triết Giang 浙江. Trà Long Tỉnh sắc xanh, hương đậm, vị ngọt, hình dạng như lưỡi chim sẻ, tức có 4 đặc điểm: lục sắc 绿色, hương úc 香郁, vị cam 味甘, hình mĩ 形美.

Do bởi nơi sản xuất khác nhau nên trà Long Tỉnh được chia thành 3 loại: Tây Hồ Long Tỉnh 西湖龙井, Tiền Đường Long Tỉnh 钱塘龙井 và Việt Châu Long Tỉnh 越州龙井. Trừ loại trà trồng ở 168 km2 thuộc khu vực Tây Hồ được gọi là Tây Hồ Long Tỉnh ra, loại trà còn lại sản xuất ở 2 nơi khác tục xưng là  trà Triết Giang Long Tỉnh.

Trà Long Tỉnh có tên từ Long Tỉnh 龙井. Long Tỉnh tại sườn tây bắc núi Ông Gia 翁家 ở phía tây của Tây Hồ, cũng chính là thôn Long Tỉnh ngày nay. Long Tỉnh vốn tên là Long Hoằng 龙泓, đây là một cái ao nước suối hình tròn, lúc hạn lớn cũng không cạn nước, người xưa cho rằng suối này tương thông với biển, trong đó có rồng, nhân đó mà gọi là Long Tỉnh, truyền thuyết kể rằng, Cát Hồng 葛洪 đời Tấn đã luyện đan ở nơi đây. Tại Lạc Huy Ổ 落晖坞 cách Long Tỉnh khoảng 500m có chùa Long Tỉnh, tục gọi là Lão Long Tỉnh 老龙井, được xây vào năm Càn Hựu 乾祐 thứ 2 nhà Hậu Hán thời Ngũ đại (năm 949), ban đầu tên là Báo Quốc Khán Kinh Viện 报国看经院. Thời Bắc Tống đổi tên là Thọ Thánh Viện 寿圣院. Thời Nam Tống lại đổi là Quảng Phúc Viện 广福院 rồi Diên Ân Quảng Phúc Tự 延恩衍庆寺. Năm Chính Thống 正统 thứ 3 nhà Minh (năm 1438) mới dời đến cạnh giếng, hiện chùa chỉ còn phế tích.

Trà Long Tỉnh bắt đầu được sản xuất vào đời Tống, đời Minh rất thịnh. Loại được hái và chế biến trước tiết Thanh Minh 清明 gọi là “Minh tiền trà” 明前茶, loại được hái và chế biến trước tiết Cốc Vũ 谷雨 gọi là “Vũ tiền trà” 雨前茶. Xưa nay có cách nói “Vũ tiền thị thượng phẩm, Minh tiền thị trân phẩm” 雨前是上品, 明前是珍品. Trà Long Tỉnh khi pha uống, chỉ thấy từng búp từng búp đứng thẳng, sắc nước trong xanh, mùi hương lan toả, loại một búp một lá tục gọi là “nhất kì nhất thương” 一旗一枪 (một cờ một giáo) là cực phẩm.

Trước đây, căn cứ vào thời gian sản xuất trước hoặc sau và búp lá non hoặc già mà chia trà thành 8 cấp, tức “Liên tâm 莲心, Tước thiệt 雀舌, Cực phẩm 极品, Minh tiền 明前, Vũ tiền 雨前, Đầu xuân 头春, Nhị xuân 二春, Trưởng đại 长大”. Ngày nay chia thành 11 cấp, tức cấp đặc biệt cùng từ cấp 1 đến cấp 10. Một cân trà Long Tỉnh cấp đặc biệt, có ước khoảng hơn 36 ngàn búp. Trà Long Tỉnh trên núi Sư Phong là loại Long Tỉnh thượng phẩm. Loại trà này khi hái có yêu cầu nghiêm ngặt, chỉ hái 1 búp non, hoặc 1 búp 1 lá, hoặc 1 búp 2 lá mới bung. Cách chế biến cũng cực kì công phu, thao tác biến hoá, khiến ai cũng phải trầm trồ.

Các danh gia phẩm trà đời Thanh ca tụng trà Long Tỉnh rằng:

Cam hương như lan, u nhi bất liệt, xuyết chi đạm nhiên, khán tự vô vị, nhi ẩm hậu cảm thái hoà chi khí di mạn xỉ ngạch chi gian, thử vô vị chi vị, nãi chí vị dã.

甘香如兰, 幽而不洌, 啜之淡然, 看似无味, 而饮之后感太和之气弥漫齿额之间, 此无味之味, 乃至味也.

(Ngọt thơm như hoa lan, u trầm mà không lạnh lẽo, nhấp vào thấy nhạt nhưng sau khi uống cảm thấy khí tươi mát tràn ngập kẽ răng, loại vị như là vô vị này mới đúng là chí vị)

Trà Triết Giang Long Tỉnh có thể sánh với danh trà Tây Hồ Long Tỉnh, nó là loại có sau trong trà phổ các danh trà Triết Giang. Tiêu Sơn 萧山 là nơi phát nguyên và cũng là vùng sản xuất chủ yếu trà Triết Giang Long Tỉnh. Giá trị xã hội của trà Triết Giang Long Tỉnh vượt qua giá trị kinh tế của nó.

Khi chiêu đãi bạn bè thân hữu hoặc sau khi yến tiệc, nếu uống vào một li trà Long Tỉnh gồm đủ “sắc, hương, vị, hình”, có thể tăng thêm không khí vui tươi thân thiết.

 

CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH

(1)- THẬP ĐẠI DANH TRÀ

Thập đại danh trà của Trung Quốc do uỷ ban “Toàn quốc thập đại danh trà” bình chọn vào năm 1959, gồm:

– Tây Hồ Long Tỉnh 西湖龙井.

– Động Đình Bích Loa Xuân 洞庭碧螺春.

– Hoàng Sơn Mao Phong 黄山毛峰.

– Lư Sơn Vân Vụ trà 庐山云雾茶.

– Lục An Qua Phiến 六安瓜片.

– Quân Sơn Ngân Châm 君山银针.

– Tín Dương Mao Tiêm 信阳毛尖.

– Vũ Di Nham trà 武夷岩茶.

– An Khê Thiết Quan Âm 安溪铁观音.

– Kì Môn Hồng trà 祁门红茶.

Nguồn http://baike.baidu.com/view/5512.htm

 

Huỳnh Chương Hưng

Quy Nhơn 03/02/2014

 

Nguyên tác

LONG TỈNH TRÀ

龙井茶

Nguồn http://baike.baidu.com/view/37892#7

Trà Long Tỉnh 龙井 nổi tiếng vì có được “sắc lục 绿 (sắc xanh), hương úc 香郁 (hương thơm), vị cam 味甘 (vị ngọt), hình mĩ 形美 (hình dáng đẹp)”, đã lưu lại không ít những truyền thuyết thần kì trong lịch sử, trong đó truyền thuyết có liên quan đến “Long Tỉnh” và “18 cây ngự trà” có thể phản ánh nguồn gốc lịch sử của trà Long Tỉnh.

 

Truyền thuyết kể rằng: ngày xưa Vương Mẫu Nương Nương 王母娘娘 tổ chức hội bàn đào trên thiên đình, thần tiên các nơi đều về dự hội. Thần đồng tiên nữ thổi sáo tấu nhạc đàn ca hát xướng, dâng trà hiến quả, tới lui không ngớt. Đương lúc Địa Tiên bưng khay dâng trà bỗng nghe Thiện Tài 善财 đồng tử kêu lên:

Mẹ Địa Tiên bệnh nặng đang lăn lộn trên giường, mau quay về.

Trong lúc hoảng hốt, khay trà nghiêng, một chiếc chén lăn xuống trần gian. Địa Tiên hồn phi phách tán, mặt trắng bệch, vội vã chạy về cung.

Lúc bấy giờ, Lữ Động Tân 吕洞宾 biết được chuyện, liền tiếp lấy khay trà của Địa Tiên, đem 7 chén còn lại dâng cho thần tiên của 7 động, riêng mình không có, đồng thời từ trong người lấy ra một viên thần đan nói với Địa Tiên rằng:

Mau cầm về cứu mẹ rồi xuống phàm trần tìm chiếc chén, ở đây tôi sẽ thay.

 

 

Địa Tiên vô cùng cảm động, cảm tạ ra đi. Một ngày trên trời bằng mấy năm ở nhân gian, Địa Tiên xuống trần đến Hàng Châu 杭州 biến thành một vị hoà thượng đi đến núi bên phía tây tìm chén trà. Hôm đó, Địa Tiên trông thấy có một ngọn núi hình dạng giống con sử tử đang ngồi, đá đẹp động xanh, bên cạnh rừng trúc trong núi có một gian nhà cỏ, một cụ bà hơn 80 tuổi đang ngồi nơi cửa. Địa Tiến tiến lên thi lễ và hỏi rằng:

Thưa lão thí chủ, ở đây là đâu vậy?

Bà lão đáp rằng:

Đây là Huy Lạc Ổ 晖落坞. Ta nghe người xưa nói rằng, buổi tối một ngày nọ đột nhiên có một vầng sáng từ trên trời rơi xuống, từ đó ở đây có tên là Huy Lạc Ổ.

Địa Tiên nghe qua trong lòng vừa sợ vừa mừng, vội nhìn đông nhìn tây, bỗng mắt sáng lên, kia không phải là chén trà của mình sao? Hoá ra bên cạnh nhà bà lão có một chiếc cối đá cũ chất đầy rác, trong cối mọc một loại cỏ xanh. Có một mạng nhện lấp lánh, từ hiên nhà treo thẳng xuống trong cối đá. Địa Tiên hiểu ra, con nhện tinh này đang hút trộm trà tiên, liền nói:

 

 

Lão thí chủ, tôi đổi một sợi dây vàng lấy chiếc cối đá này được không?

Bà lão nói rằng:

Ông cần chiếc cối đá này à? Dù sao tôi giữ lại cũng vô dụng, ông lấy đi.

Địa Tiên nghĩ rằng, mình phải đi tìm mã tiên thảo 马鞭草 bện thành sợi dây dài khoảng 9 trượng 9 thước mới có thể mang đi.

Địa Tiên vừa đi khỏi, bà lão nghĩ bụng, cối đá này dơ, làm sao đụng tay vào. Vì thế bà tìm chiếc muỗng đến cào sạch rác đem đổ ở 18 gốc cây trà trước nhà. Bà lại tìm mảnh giẻ lau sạch. Không ngờ kinh động đến nhện tinh, nhện tinh biết có người cướp trà của mình liền thi triển phép ma. Một tiếng ầm vang lên, chiếc cối đá bị đánh rớt xuống tận đất sâu. Địa Tiên mang dây về, không thấy cối đá ở đâu đành tay không trở về lại thiên đình.

 

 

Về sau “chén trà” thiên cung mà bị rớt xuống đất hoá thành một cái giếng, từng có rồng đến uống trà tiên, rồng đi mất để lại một giếng nước, đây chính là Long Tỉnh trong truyền thuyết. Cuộc đời dâu bể, lịch sử biến thiên, gian nhà tranh nơi bà lão từng cư trú được xây thành ngôi chùa Lão Long Tỉnh, sau đổi tên là miếu Hồ Công 胡公 thôn Long Tỉnh lưu tồn đến ngày nay. 18 cây trà trước miếu thấm qua tiên lộ ngày càng tươi tốt, phẩm chất siêu quần.

Khi Hoàng đế Càn Long 乾隆 xuống Giang Nam 江南, thường vi hành đến dưới núi Sư Phong thôn Long Tỉnh ở Hàng Châu, khi lão hoà thượng ở miếu Hồ Công đưa Càn Long đi ngắm cảnh, bỗng thấy mấy cô thôn nữ vui cười đang hái búp non của 18 cây trà trước miếu, bất giác trong lòng hưng phấn bước nhanh vào vườn trà bắt chước hái trà. Hái được một lúc bỗng có thái giám đến báo Thái hậu có bệnh, mời Càn Long nhanh chóng hồi kinh. Càn Long nghe Thái hậu có bệnh trong lòng lo lắng, lập tức đem nắm búp trà trong tay bỏ vào trong túi, ngày đêm về kinh vấn an Thái hậu. Kì thực, Thái hậu không bệnh nặng, chỉ là nhất thời can hoả bốc lên, cặp mắt sưng đỏ, bụng ăn không tiêu. Thái hậu thấy Hoàng nhi trở về, bệnh tình liền thuyên giảm, lại ngửi thấy có một thơm bay đến mũi, liền hỏi:
Hoàng nhi từ Hàng Châu về, mang theo thứ gì sao mà thơm thế?

Hoàng đế Càn Long cũng cảm thấy kì lạ, mình vội vàng quay về đâu có mang theo thứ gì, mùi thơm này từ đâu tới? Ngửi kĩ, quả thực có một mùi thơm từ trong túi bay ra. Càn Long lấy tay rờ, hoá ra là một nắm trà trước miếu Hồ Công ở thôn Long Tỉnh tại Hàng Châu, sau mấy ngày đã khô, nhưng bốc lên một mùi thơm nồng ấm.

 

 

Thái hậu muốn thưởng thức loại trà này, cung nữ liền đem trà đi pha rồi dâng lên, quả nhiên mùi thơm xộc vào mũi, uống xong có vị ngọt thuần, thần thanh khí sảng. Sau 3 chén, mắt bớt sưng, bao tử cũng dễ chịu. Lúc bấy giờ Thái hậu vui mừng, khen trà Long Tỉnh Hàng Châu là linh đan diệu dược. Hoàng đế Càn Long thấy Thái hậu vui mừng như thế, tự mình cũng vui lây liền truyền chỉ ban cho 18 cây trà mà mình đã hái ở trước miếu Hồ Công dưới chân núi Sư Phong thôn Long Tỉnh Hàng Châu là “ngự trà”, hàng năm hái và chế biến riêng để tiến cống Thái hậu. Từ đó, danh tiếng trà Long Tỉnh ngày càng vang xa. 18 cây ngự trà tuy đã nhiều lần đổi trồng mới, nhưng “ngự trà viên” vẫn còn được bảo lưu đến ngày nay, trở thành một trọng điểm du lịch.

Dịch giả: Huỳnh Chương Hưng

 

Nguyên tác

LONG TỈNH TRÀ ĐÍCH TRUYỀN THUYẾT

龙井茶的传说

Dịch thuật: Lịch sử trà Long Tỉnh

huỳnh chương hưng 23:03  Nghiên Cứu – Dịch Thuật

LCH S TRÀ LONG TNH

 

Trà Long Tỉnh 龙井 có lịch sử rất lâu đời, sớm nhất có thể truy ngược lên đến đời Đường. Trong Trà kinh 茶经, quyển sách chuyên về trà đầu tiên trên thế giới do Trà thánh Lục Vũ 陆羽 lúc bấy giờ biên soạn có ghi chép chùa Thiên Trúc 天竺 và Linh Ẩn 灵隐 ở Hàng Châu 杭州 sản xuất trà. Tên gọi “Long Tỉnh trà” bắt đầu từ đời Tống, được nghe vào đời Nguyên, nổi lên vào đời Minh, thịnh hành vào đời Thanh. Trong quá trình diễn biến lịch sử ngàn năm này, trà Long Tỉnh từ chỗ vô danh đến hữu danh, từ chỗ là thức uống thường ngày sau bữa cơm của bách tính đến cống phẩm của các bậc đế vương khanh tướng, từ danh trà của dân tộc Hán trở thành danh phẩm trên thế giới, bắt đầu thời kì huy hoàng của nó.

Vào thời Bắc Tống, khu vực trà Long Tỉnh sơ bộ hình thành quy mô, lúc bấy giờ “Hương Lâm trà” 香林茶 của Linh Ẩn Hạ Thiên Trúc Hương Lâm động 灵隐下天竺香林洞, “Bạch Vân trà” 白云茶 của Thượng Thiên Trúc Bạch Vân phong 上天竺白云峰, “Bảo Vân trà” 宝云茶 của Cát Lĩnh Bảo Vân sơn 葛岭宝云山 đã được liệt vào hàng cống phẩm. Cao tăng Biện Tài pháp sư 辩才法师 thời Bắc Tống quy ẩn nơi quê nhà, cũng là nơi mà năm đó ông đã cùng với văn hào Tô Đông Pha 苏东坡 phẩm trà ngâm thơ tại chùa Thọ Thánh 寿圣 dưới chân núi Sư Phong 狮峰 ở Long Tỉnh. Tô Đông Pha đã có thơ ca tụng trà Long Tỉnh:

Bch Vân Phong h lưỡng kì tân

Nh lc trường tiên Cc Vũ xuân

白云峰下两旗新

腻绿长鲜谷雨春

Dưới Bạch Vân phong, trà mới trổ hai lá non

Lá mướt tươi xanh trong tiết Cốc Vũ mùa Xuân

đồng thời tự tay viết lên tấm biển 3 chữ “Lão Long Tỉnh” 老龙井, đến nay vẫn còn trên vách núi dưới chân núi Sư Phong 狮峰 trong Thập bát khỏa ngự trà viên 十八棵御茶园 (vườn 18 cây ngự trà) ở miếu Hồ Công 胡公 chùa Thọ Thánh 寿圣. Đến thời Nam Tống, Hàng Châu trở thành quốc đô, việc sản xuất trà cũng phát triển thêm một bước. Đời Nguyên, trà được sản xuất ở vùng phụ cận Long Tỉnh bắt đầu lộ diện. Đến đời Minh, danh tiếng trà Long Tỉnh dần lan xa, bắt đầu tiến vào tự viện, trở thành thức uống phổ biến của bách tính. Khoảng thời Gia Tĩnh 嘉靖đời Minh, trong quyển Triết Giang bin chí 浙江匾志 có ghi:

Hàng qun chư trà, tng bt cp Long Tnh chi sn, nhi Vũ tin tế nha, th kì nht kì nht thương, vưu vi trân phm, s sn bt da, nghi kì căng quý dã.

杭郡诸茶, 总不及龙井之产, 而雨前细芽, 取其一旗一枪, 尤为珍品, 所产不多, 宜其矜贵也.

(Trà ở khắp Hàng Châu, sản lượng không nhiều bằng Long Tỉnh, trước tiết Cốc Vũ trổ chồi, hái loại một lá một chồi, là loại trân phẩm, vì sản lượng không  nhiều nên rất quý.)

Trong quyển Hàng Châu ph chí 杭州府志 thời Vạn Lịch 万历 nhà Minh có nói:

Lão Long Tnh, kì đa sn trà, vi lưỡng sơn tuyt phm

老龙井, 其地产茶, 为两山绝品

( Lão Long Tỉnh, nơi đây sản xuất trà, là tuyệt phẩm ở lưỡng sơn)

Trong quyển Tin Đường huyn chí 钱塘县志 thời Vạn Lịch 万历 lại ghi:

Trà xut Long Tnh gi, tác đu hoa hương, sc thanh v cam, d tha sơn d.

茶出龙井者, 作豆花香, 色清味甘, 与他山异

(Trà sản xuất ở Long Tỉnh, làm đậu hoa hương, có sắc trong vị ngọt, khác với trà ở các núi khác)

Trà Long Tỉnh lúc bấy giờ được liệt vào hàng danh trà của Trung Quốc. Trong “Danh trà lục” 名茶录 do Hoàng Nhất Chính 黄一正 đời Minh thu thập cùng với “Toàn quốc danh trà” 全国名茶 do Giang Nam tài tử Từ Văn Trường 徐文长 thu thập đều có trà Long Tỉnh.

Nếu như nói trà Long Tỉnh vào thời Minh vị trí còn ở giữa các danh trà, thì đến đời Thanh, trà Long Tỉnh đã đứng đầu các danh trà. Học giả đời Thanh Hách Nhất Tứ 郝壹恣 có nói:

Trà chi danh gi, hu Triết chi Long Tnh, Giang Nam chi Gii Phiến, Mân chi Vũ Di.

茶之名者, 有浙之龙井, 江南之芥片, 闽之武夷.

(Những loại trà nổi tiếng có Long Tỉnh của vùng Triết, Giới Phiến của Giang Nam, Vũ Di của đất Mân)

Hoàng Đế Càn Long trong 6 lần xuống Giang Nam thì đã có 4 lần đến khu vực trà Long Tỉnh xem hái trà và chế biến, thưởng thức trà và làm thơ. 18 gốc trà trước miếu Hồ Công đã được phong là “ngự trà”. Từ đó, trà Long Tỉnh nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Từ Kha 徐珂 nói rằng:

Lc trà mà các tnh sn xut, ít loi có sc xanh đm, duy ch có trà Long Tnh Hàng Châu sc xanh đm. Trà các khác đu cun li và tròn, duy ch trà Long Tnh dp mà thng.

Thời Dân Quốc, trà Long Tỉnh trở thành danh trà hàng đầu của Trung Quốc.   (trích)

 

Huỳnh Chương Hưng

Quy Nhơn 19/3/2014